Amazon seller là gì? Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Amazon Seller mới nhất 2023

Ở Việt Nam, dần có nhiều người muốn bán hàng trên trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới – Amazon. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bắt đầu từ đâu. Điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản bán hàng hàng Amazon Seller. Vậy Amazon seller là gì? Có mấy loại tài khoản? Cách tạo như thế nào? Lưu ý gì khi đăng ký? Trong bài viết này, HPW CARGO sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi trên cho bạn!

 

Amazon sellers là gì? - Tài khoản bán hàng trên Amazon

Amazon sellers là gì?

Amazon seller là gì?

Amazon Seller là tài khoản bán hàng trên Amazon, giúp bạn có thể bán các sản phẩm vật lý trên nền tảng thương mại điện tử này. Bên cạnh đó, nó cho phép Amazon quản lý các vấn đề xoay quanh quá trình bán hàng đó chính là như shipping, xử lý đơn hàng và lưu trữ sản phẩm trong kho của Amazon.

Với tài khoản bán hàng Amazon seller, bạn có thể bán hàng dưới 2 hình thức bán hàng hiệu quả FBA và FBM.

Bạn đã biết Amazon seller là gì rồi đúng không, vậy tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về các loại tài khoản bán hàng Amazon trên nền tảng này trong phần tiếp theo nhé.

2 Loại tài khoản bán hàng trên Amazon

Không chỉ riêng sàn điện tử Amazon mà khi bạn muốn tham gia bất kỳ một sàn thương mại điện tử nào để bán hàng cũng cần đăng ký một tài khoản bán hàng đi kèm cùng những cam kết và quy định riêng tại đó. Trên nền tảng này có 2 loại tài khoản bán hàng bạn cần phân biệt rõ chính là:

  • Amazon seller individual (dành cho cá nhân)
  • Amazon seller professional (loại chuyên nghiệp dành cho doanh nghiệp)

2 Tài khoản bán hàng Amazon chính hiện nay

2 loại tài khoản bán hàng Amazon chính hiện nay

1. Tài khoản Amazon seller cá nhân

  • Amazon seller individual account phù hợp cho những seller kinh doanh nhỏ lẻ, không có nhiều vốn hoặc có mô hình sản xuất chưa phát triển lớn đáp ứng nguồn hàng và thiếu nhân sự, kinh phí để thuê một bên cung cấp dịch vụ ngoài.
  • Ưu thế của seller này sẽ không phải trả phí quản lý hàng tháng và có hạn chế là mỗi seller chỉ được bán tối đa 40 sản phẩm trên trang cá nhân của mình.
  • Khi có đơn đặt hàng, người bán sẽ phải chi trả $0,99/đơn cho Amazon. Bên cạnh đó, seller cũng sẽ phải trả thêm một số chi phí khác cho mỗi đơn hàng được chốt theo quy định của sàn thương mại Amazon.

2. Tài khoản Amazon seller Professional cho doanh nghiệp

  • Amazon seller Professional account cho doanh nghiệp được sử dụng cho các đơn vị có nguồn hàng tự sản xuất được hoặc hợp tác với đơn vị sản xuất khác có trong nước.
  • Với loại loại này, doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản chi phí $39,99/tháng để có thể duy trì tài khoản. Khi sử dụng dịch vụ Professional, doanh nghiệp có thể tự đăng ký sử dụng dịch vụ FBA Amazon, đăng ký bản quyền thương hiệu hay còn gọi là Trademark, các loại hình quảng cáo đẩy hàng khác nhau,… .
  • Điểm khác biệt so với tài khoản cá nhân là không bị giới hạn về số lượng hàng bán đi. Sàn thương mai Amazon còn tạo điều kiện và đánh giá cao sản phẩm của doanh nghiệp nếu sản phẩm đó được đơn vị kinh doanh và khách hàng chứng minh có chất lượng cao, uy tín.

Sau khi đã biết khái niệm Amazon seller là gì và phân loại, chúng ta cùng tới quy trình tạo tài khoản trong phần tiếp theo.

Tạo tài khoản amazon seller cần chuẩn bị những gì?

Để đăng ký thành công tài khoản trên Amazon là một việc không dễ dàng. Do đó trước khi đăng ký các seller phải tìm hiểu thật kỹ càng và chuẩn bị chu đáo mọi thủ tục, giấy tờ cần thiết dưới đây:

1. Giấy tờ tùy thân

Giấy tờ tùy thân bao gồm một trong những giấy tờ sau: Hộ chiếu / Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân / Giấy phép lái xe. Và có những yêu cầu sau:

  • Tên trên giấy tờ trùng khớp với tên đầy đủ trong tài khoản của Amazon đăng ký.
  • Bản chụp giấy tờ phải sắc nét và rõ ràng, có màu, đảm bảo thông tin không bị che lấp.
  • Hình ảnh được chụp hiển thị rõ ràng đầy đủ các trang của hộ chiếu, hai mặt của chứng minh nhân dân / bằng lái xe.
  • Nếu nộp ảnh bản chụp hộ chiếu, lưu ý cần có chữ ký của chủ hộ chiếu.
  • Tất cả các thông tin trên giấy tờ phải khớp với các dữ liệu được khai báo với Amazon.
  • Các giấy tờ không có song ngữ như Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân / Giấy phép lái xe cần được dịch thuật công chứng đầy đủ, rõ ràng.

Tạo tài khoản amazon seller cần có giấy tờ tùy thân

Cần có đầy đủ giấy tờ tùy thân

2. Sao kê

Giấy tờ sao kê có thể là sao kê thẻ tín dụng hoặc sao kê tài khoản ngân hàng có những yêu cầu sau:

  • Địa chỉ sao kê đảm bảo trùng khớp với địa chỉ đăng ký tài khoản Amazon.
  • Sao kê thẻ tín dụng hoặc sao kê thẻ ngân hàng là bản gốc được ngân hàng cung cấp trong vòng 90 ngày trước, lưu ý không chụp hình thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.
  • Tên trên bản sao kê cần trùng với tên trong giấy tờ chứng minh nhân dân / hộ chiếu / bằng lái xe khi nộp và cần trùng khớp với tên đăng ký tài khoản Amazon.
  • Thông tin trên bản sao kê cần trùng với thông tin hộ chiếu / chứng minh nhân dân / giấy phép lái xe và các dữ liệu đã sớm được khai với Amazon.

Tạo tài khoản amazon seller cần có sao kê thông tin ngân hàng

Cần có sao kê dữ liệu ngân hàng đầy đủ

Tất cả các bản sao kê song ngữ đều phải đem đi dịch thuật vì hầu như các sao kê song ngữ đều không dịch các thông tin cá nhân qua Tiếng Anh như địa chỉ hay tên công ty,…

3. Hóa đơn tiện ích

Hóa đơn tiện ích đó chính là hóa đơn thanh toán tiền điện, hóa đơn thanh toán tiền nước, hóa đơn thanh toán Internet của công ty đều được cung cấp bởi công ty dịch vụ.

Mọi hóa đơn này đều được yêu cầu cấp trong vòng 90 ngày trước và được dịch thuật công chứng, scan có dấu đỏ rõ ràng.

Tạo tài khoản amazon seller cần cung cấp đầy đủ hóa đơn tiện ích

Cần cung cấp đầy đủ hóa đơn tiện ích

4. Giấy phép đăng ký kinh doanh

Giấy phép đăng ký kinh doanh chỉ áp dụng cho Nhà bán hàng đăng ký trên sàn thương mại điện tử Amazon với tư cách là doanh nghiệp. Các thông tin trên giấy tờ yêu cầu cần được dịch thuật công chứng và scan rõ ràng.

Các thông tin phải được khớp từng chữ với toàn bộ giấy tờ bên trên khi khai với Amazon.

Tạo tài khoản amazon seller cần cung cấp đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh

Cần cung cấp đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh

*** Những quy định chung của tất cả các loại giấy tờ trên

Amazon đưa ra những quy định bắt buộc cá nhân/doanh nghiệp khi đăng ký tài khoản phải thực hiện các điều sau:

  • Mọi giấy tờ đều cần được scan có màu bằng máy, đảm bảo không bị lóa, không bị mất góc, hình ảnh sắc nét, rõ ràng.
  • Mọi giấy tờ đều là giấy chính thức của cá nhân / doanh nghiệp được nhà nước cấp phép, công nhận lưu hành.
  • Tất cả các văn bản đều phải có cả tiếng Việt và tiếng Anh từ chứng minh nhân dân, giấy phép kinh doanh, sao kê ngân hàng,… .
  • Thủ tục đăng ký, doanh nghiệp phải gửi cả giấy tờ gốc và bản dịch đã được công chứng đầy đủ trong 1 file.
  • Các file hình ảnh khi đăng ký đều cần được scan đầy đủ và có dung lượng nhỏ hơn 100MB.

Lưu ý khi tạo tài khoản bán hàng trên Amazon

Những lưu ý trước và trong khi tạo tài khoản bán hàng trên Amazon là:

  • Hãy sắp xếp các thông tin trên giấy tờ sẵn trên 1 file excel để tránh cho việc viết đi viết lại nhiều form, đảm bảo không sai lệch chữ hoa thường hoặc dấu phẩy.
  • Địa chỉ đăng ký trên sàn thương mại nên lấy theo địa chỉ của hóa đơn tiện ích, nếu dịch thuật phải chọn đúng và ghi chính xác địa chỉ theo bản dịch thuật.
  • Địa chỉ hóa đơn tiện ích khó thay đổi hơn địa chỉ của ngân hàng, do đó sàn thương mại Amazon yêu cầu đăng ký địa chỉ trên tiện ích.
  • Khi đăng ký tài khoản trên sàn Amazon nên tìm đến đường dẫn website của sàn thương mại điện tử hay trên tảng Affiliate hay các trang tin tức nào đó để đăng ký, không nên vào thẳng website Amazon hoặc sellercentral.
  • Khi điền các form bạn cần chú ý đọc từ từ và chính xác tất cả những thông tin có trong form, nếu có link đi kèm cần đọc kỹ từng nội dung có trong link. Tuy việc làm này làm mất thời gian nhưng Amazon đánh giá cao vì tin rằng bạn đã dành thời gian để tìm hiểu đầy đủ các quy định của họ trước khi đăng ký, dẫn đến tỷ lệ tài khoản được duyệt, đăng ký thành công cao hơn.

Cách tạo tài khoản Amazon Seller đúng cách 2023

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước tạo tài khoản bán hàng Amazon seller đúng cách, mời bạn theo dõi:

Bước 1: Nhập thông tin cần thiết

Bạn hãy vào trang website: Sell.amazon.vn và click nút “Bắt đầu ngay” để đăng ký tài khoản. Tại bước này bạn hãy điền đầy đủ các thông tin đăng ký yêu cầu gồm: Your name, Email, Password,…

Tiếp theo chờ trong giây lát kiểm tra hộp thư đến của Email đã đăng ký để lấy mã OTP và thực hiện điền vào Amazon Seller Central. Sau đó, trên màn hình đăng ký có mục chọn ngôn ngữ, bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ “Tiếng Việt” để có thể dễ dàng thao tác sau này.

Bước 1: Nhập thông tin tài khoản amazon seller

Bước 1: Nhập thông tin cần thiết

Bước 2: Xác minh danh tính lần 1 (SIV)

Tại bước xác minh danh tính lần 1 này bạn phải xác minh gồm 5 bước nội dung: Thông tin doanh nghiệp (Business Information) – Thông tin nhà bán hàng (Seller Information) – Giao dịch / hóa đơn (Billing) – Gian hàng (Store) – Xác minh ( Verification).

Bước 2: Xác minh danh tính lần 1 (SIV) amazon seller

Bước 2: Xác minh danh tính lần 1 (SIV)

Chi tiết từng bước xác minh như sau:

a. Thông tin doanh nghiệp (Business Information)

Trong phần thông tin doanh nghiệp này bạn có thể lựa chọn các loại hình doanh nhà nước / doanh nghiệp niêm yết công khai / doanh nghiệp tư nhân / tổ chức từ thiện / Không, tôi là một cá nhân tùy thuộc vào loại hình hoạt động của đơn vị bạn sở hữu.

Sau đó bạn hãy điền tiên doanh nghiệp như một trong những giấy phép đăng ký kinh doanh, điền đầy đủ dữ liệu như yêu cầu.

Tiếp tục chọn SMS để nhận mã pin trong điện thoại hoặc nhập số điện thoại để nhận mã PIN. Sau khi nhận tin nhắn, điền 6 chữ số PIN rồi nhấn “Verify”, khi xác minh thành công, nhấn “Next” để tiếp tục.

b. Thông tin nhà bán hàng (Seller Information)

Thông tin nhà bán hành bạn hãy điền dữ liệu cá nhân của đại diện pháp lý doanh nghiệp. Bạn có thể điền thêm các thông tin của địa chỉ cá nhân chủ doanh nghiệp như trên hóa đơn / sao kê / giấy đăng ký kinh doanh bằng cách chọn “Thêm địa chỉ khác” / “add a new address”.

c. Thông tin giao dịch / hóa đơn (Billing)

Trên thông tin giao dịch hiển thị thẻ tín dụng, bạn hãy điền theo các yêu cầu về thẻ. Hiện các loại thể tín dụng được chấp nhận trên sàn Amazon là: Visa, Mastercard, AMEX.

Bạn lưu ý không nên sử dụng thẻ DEBIT để điền dữ liệu tại mục xác minh này.

d. Thông tin gian hàng (Store)

Bạn hãy điền tên cửa hàng của bạn, đây là tên sẽ được hiển thị gian hàng trên sàn Amazon (có thể thay đổi được bất cứ lúc nào sau khi bạn có nhu cầu thay đổi).

e. Xác minh ( Verification)

Hồ sơ xác minh danh tính bao gồm có 1 trong 3 loại giấy tờ sau là: Hộ chiếu / Chứng minh nhân dân – Căn cước công dân / Giấy phép lái xe. Hoặc có thể là 1 trong 1 loại hồ sơ sau: Sao kê tài khoản ngân hàng / Sao kê thẻ tín dụng.

* Trong bước xác minh lần 1 này, bạn có thể gặp phải 3 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Cần điều chỉnh thông tin hồ sơ

Khi rơi vào trường hợp này bạn sẽ nhận được thông báo cụ thể từ email gồm có thông tin chung và email hướng dẫn cụ thể. Bạn cần kiểm tra kỹ lại dữ liệu xem sai sót gì và bổ sung thêm thông tin bằng cách đăng nhập vào tài khoản Seller Central > Bấm Change và upload lại bộ hồ sơ mới.

Trường hợp 2: Hồ sơ bị từ chối

Với trường hợp này bạn cần đăng ký lại và dùng 1 email mới, tạo 1 bộ hồ sơ mới và thực hiện yêu cầu xác minh danh tính. Bạn lưu ý không nên dùng 1 địa chỉ email để đăng ký tài khoản bán hàng khác trên sàn Amazon sẽ cho tỷ lệ thành công gần như 0%.

Trường hợp 3: Hồ sơ được duyệt

Trường hợp này thông báo bạn đã thành công khi thực hiện đầy đủ các bước ở trên. Khi này bạn hoàn toàn tự tin thực hiện tiếp tục các bước tiếp theo.

Bước 3: Đăng nhập Amazon Seller Central

Sau khi nhận được email thông báo tạo tài khoản thành công bạn hãy đăng nhập vào hệ thống Seller Central và chọn mục “Go to North America marketplace” chờ hệ thống xử lý trong vòng 2 tiếng.

Bước 3: Đăng nhập Seller Central amazon seller

Bước 3: Đăng nhập Seller Central

Bước 4: Xác minh lần 2 (SPR)

Bạn có thể được yêu cầu nộp thêm tài liệu để phục vụ cho việc xác minh danh tính lần 2 bởi Seller Performance Review nếu cần thiết.

Khi đó seller sẽ nhận được thông báo trong email từ Seller Performance Review để có thể được kháng cáo. Bạn cần đảm bảo thẻ tín dụng được hợp lệ trên Seller Central. Thông thường sàn thương mại điện tử sẽ yêu cầu nộp thêm bộ hồ sơ gồm:

  • Hóa đơn điện / nước / internet với tên và địa chỉ trùng với thông tin đăng ký trên tài khoản của Amazon yêu cầu 100% khớp và được Nhà nước phát hành trong 90 ngày nhất với thời gian đăng ký Amazon.
  • Đối với đơn vị đăng ký tài khoản doanh nghiệp sẽ yêu cầu có giấy phép kinh doanh.

Bạn hãy điền đầy đủ thông tin như trên sàn yêu cầu và nộp hồ sơ tại: https://sellercentral.amazon.com/cu/contact-us?

Bước 4: Xác minh lần 2 (SPR) amazon seller

Tại bước xác minh lần 2 này bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tất cả các hóa đơn tiền điện / tiền nước / tiền interner đều được cung cấp bởi công ty dịch vụ.
  • Hồ sơ nộp khi này hoàn toàn có thể sử dụng 100% Tiếng Việt.
  • Đối với các trường hợp hóa đơn được đứng tên cha / mẹ / vợ / chủ nhà, bạn cần bổ sung thêm các giấy tờ có chứng nhận về mố quan hệ với bạn. Đó chính là: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, hợp đồng thuê nhà,…

Khi thực hiện xong bước cuối cùng này, vậy là bạn đã đăng ký thành công tài khoản bán hàng trên nền tảng Amazon rồi. Hãy bắt đầu đăng sản phẩm và bán hàng thôi!

FAQs

1. Làm thế nào để chọn loại tài khoản Amazon Seller phù hợp cho bạn?

Khi bạn quyết định trở thành một Seller trên Amazon, việc chọn loại tài khoản phù hợp là quan trọng để đáp ứng mục tiêu kinh doanh và ngân sách của bạn. Dưới đây là cách để bạn chọn loại tài khoản Seller phù hợp cho bạn:

  • Kích cỡ kinh doanh: Nếu bạn có một doanh nghiệp nhỏ hoặc đang bắt đầu, tài khoản cá nhân có thể là lựa chọn thích hợp. Nếu bạn có một doanh nghiệp lớn hơn và muốn tận dụng nhiều tính năng hơn, hãy xem xét tài khoản chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
  • Số lượng sản phẩm: Nếu bạn có ít sản phẩm để bán, tài khoản cá nhân có thể phù hợp. Nhưng nếu bạn có một danh mục sản phẩm lớn và dự định bán nhiều sản phẩm, tài khoản doanh nghiệp là lựa chọn tốt.
  • Kế hoạch kinh doanh: Nếu bạn kế hoạch để phát triển kinh doanh và cung cấp nhiều sản phẩm hơn trong tương lai, tài khoản Trả phí có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí khi trở thành một Seller chuyên nghiệp.
  • Ngân sách: Hãy xem xét ngân sách của bạn và xem xét liệu bạn có thể đảm bảo trả phí hàng tháng cho tài khoản chuyên nghiệp.

2. Lợi ích và rủi ro của việc trở thành một Seller trên Amazon là gì?

Lợi ích:

  • Tiếp cận thị trường toàn cầu: Amazon là một trong những trang web mua sắm lớn nhất trên thế giới, cho phép bạn tiếp cận hàng triệu khách hàng trên khắp thế giới.
  • Cơ hội kinh doanh trực tuyến: Kinh doanh trên Amazon cho phép bạn tận dụng xu hướng mua sắm trực tuyến đang tăng cao.
  • Hệ thống đám mây và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ: Amazon đã đầu tư mạnh vào hệ thống đám mây và cơ sở hạ tầng, giúp bạn quản lý cửa hàng trực tuyến và vận chuyển hàng hóa hiệu quả.
  • Hỗ trợ và dịch vụ khách hàng: Amazon cung cấp nhiều dịch vụ và công cụ hỗ trợ cho Sellers, bao gồm lưu trữ, vận chuyển, và quảng cáo.
  • Cơ hội kiếm tiền: Nếu bạn quản lý kinh doanh một cách hiệu quả và cung cấp sản phẩm phù hợp với thị trường, bạn có thể kiếm tiền từ doanh nghiệp trực tuyến của mình.

Rủi ro:

  • Cạnh tranh gay gắt: Amazon có nhiều người bán hàng cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận và đòi hỏi bạn phải tìm cách nổi bật.
  • Phí và chi phí: Có phí liên quan đến việc trở thành một Seller trên Amazon, bao gồm phí hàng tháng (nếu bạn chọn tài khoản Trả phí) và phí bán hàng. Ngoài ra, bạn cần đầu tư vào tồn kho, quảng cáo, và quản lý cửa hàng.
  • Xử lý trả hàng và phản hồi khách hàng: Xử lý trả hàng và giải quyết phản hồi khách hàng có thể đòi hỏi thời gian và nỗ lực.
  • Rủi ro hàng tồn kho thừa hoặc thiếu: Nếu bạn không quản lý tồn kho cẩn thận, bạn có thể đối mặt với rủi ro hàng tồn kho thừa hoặc thiếu.
  • Thay đổi chính sách Amazon: Amazon có thể thay đổi chính sách và quy định bất kỳ lúc nào, và điều này có thể ảnh hưởng đến cách bạn kinh doanh.
  • Bảo mật và giả mạo: Bảo mật dữ liệu và giả mạo sản phẩm là những vấn đề có thể đối mặt khi kinh doanh trên Amazon.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Amazon seller là gì?” và “Cách tạo tài khoản Amazon Seller” do HPW CARGO nghiên cứu, tổng hợp và chia sẻ cho quý khách hàng. Nếu bạn có bất cứ điều gì chưa rõ cần được giải đáp chi tiết hãy liên hệ ngay cho đơn vị để được phản hồi nhanh chóng và sớm nhất nhé!

HPW CARGO là thương hiệu danh tiếng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp, đơn vị Logistics hàng đầu Việt Nam hiện nay. Là nhà cung cấp dịch vụ được đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của Amazon. Chúng tôi có thể giúp bạn xây dựng, quản lý và mở rộng quy mô kinh doanh của mình trên Amazon hiệu quả nhất.

anime({ targets: '.row svg', translateY: 10, autoplay: true, loop: true, easing: 'easeInOutSine', direction: 'alternate' }); anime({ targets: '#zero', translateX: 10, autoplay: true, loop: true, easing: 'easeInOutSine', direction: 'alternate', scale: [{value: 1}, {value: 1.4}, {value: 1, delay: 250}], rotateY: {value: '+=180', delay: 200}, });

Cám ơn!

Bạn đã đăng ký thành công.
Thông tin dữ án sẽ được gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất.