Mã HS code là gì? Cấu trúc của mã này gồm những thành phần nào? Tra cứu mã HS Code ở đâu? Các bước tra cứu chi tiết như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của HPW CARGO.
Mã HS code là gì?
Mã HS Code có tên tiếng Anh là Harmonized Commodity Description and Coding System, được hiểu là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu. Mã số này được tạo ra bởi hệ thống phân loại bởi “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”. “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% các loại hàng hóa buôn bán trên thế giới của Tổ chức WCO (Tổ chức Hải quan thế giới).
Có thể hiểu đơn giản mã HS code là mã phân loại hàng theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Dựa vào mã HS code có thể đảm bảo những lợi ích cho nhiều đối tượng như sau:
- Từng loại hàng hóa sẽ được cơ quan hải quan áp thuế xuất nhập khẩu.
- Nhà nước có thể thống kê và báo cáo về lưu lượng xuất nhập khẩu thực tế qua các nhóm hàng hay loại hàng.
- Doanh nghiệp có thể xác định thuế suất xuất khẩu, nhập khẩu và các chính sách khác lên quan đến hàng (Chính sách mặt hàng, quản lý rủi ro,….). Khi đó, doanh nghiệp sẽ tính toán được mức thuế phải nộp với lô hàng và những thủ tục liên quan.
Mã HS Code được hiểu là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu
Cấu trúc của mã HS Code
Cấu trúc của mã HS đang hiện hành gồm có 3 mục cơ bản: Quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo HS; Chú giải: Phần, chương, phân nhóm; Danh sách những những nhóm hàng và phân nhóm hàng được đặt ngay sau chú giải tương ứng từng phần, chương, nhóm, phân nhóm. Cụ thể như sau:
- Phần: Mã phân loại hàng hóa có 22 phần, mỗi phần sẽ có 1 chú giải riêng.
- Chương: “Chương” được quy định là 2 số đầu trong mã, mô tả tổng quát về hàng hóa. Có 97 chương quốc tế được quy định và áp dụng. Riêng chương 98 và chương 99 là dành cho các quốc gia, mỗi chương sẽ có chú giải chi tiết.
- Nhóm: “Nhóm” là 2 ký tự phía sau “Chương”, thể hiện sự phân loại nhóm sản phẩm.
- Phân nhóm: “Phân nhóm” được quy định là 2 ký tự phía sau “Nhóm”, thể hiện phân nhóm chi tiết.
- Phân nhóm phụ: Ký tự sau tùng thể hiện phân nhóm phụ được quy định theo mỗi quốc gia.
Cấu trúc của mã HS Code gồm phần, chương, nhóm, phân nhóm và phân nhóm phụ
Tra cứu mã HS code ở đâu?
Tra cứu mã HS code chính xác là việc vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu các lô hàng hóa. Vậy tra cứu mã HS ở đâu? Có những quy tắc nào cần chú ý khi tra mã HS?
6 quy tắc cần chú ý khi tra mã HS code
Trước khi tra cứu mã HS code, người dùng cần lưu ý đến bộ 6 quy tắc khi tra cứu. Đọc lần lượt từ quy tắc 1 đến 6 theo thứ tự ưu tiên tăng dần với những nội dung như sau:
Quy tắc 1: Chú giải chương và tên định danh
Đối với việc phân loại hàng hóa, tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý. Chúng chỉ có vai trò trong việc xác định xem loại hàng này nằm ở phần nào của chương.
Tên gọi, chương và phân chương không thể diễn tả hết tất cả các sản phẩm. Do đó, cần căn cứ vào chú giải và phân nhóm. Yếu tố quyết định nhất đến phân loại hàng hóa là chú giải của từng chương. Đồng thời, có giá trị xuyên suốt trong tất cả các quy tắc còn lại. Vì vậy, khi tra cứu HS code, cần kiểm tra chú giải từng phần, chương trước khi áp mã sản phẩm.
Chú giải chương và tên định danh của mã HS Code
Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm
Quy tắc 2 gồm những nội dung sau:
- Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện: Một mặt hàng chua hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặc tính và công dụng như sản phẩm đã hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.
- Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất: Hỗn hợp, hợp chất của nguyên liệu và chất cùng trong 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó. Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuốc các nhóm khác nhau thì chọn chất cơ bản nhất và áp mã.
Quy tắc 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
Quy tắc 3 khá phức tạp với 3 mục sau đây:
- Quy tắc 3a: Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào mô tả cụ thể nhát sẽ được ưu tiên hơn có có mô tả khái quát.
- Quy tắc 3b: Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm thuộc nhiều nhóm, nhiều chương khác nhau. Phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặc tính tính chất của bộ đó.
- Quy tắc 3c: Khi không áp dụng được quy tắc 3a, 3b thì hàng hóa sẽ được phân loại theo quy tắc 3c. Hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự ở sau cùng trong số những nhóm cùng được xem xét để phân loại.
Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất
So sánh hàng hóa định phân loại và hàng hóa đã phân loại dựa trên các yếu tố: Mô tả, tính chất, đặc điểm, mục đích sử dụng của hàng hóa… Sau khi so sánh, hàng hóa sẽ được xếp vào nhím của hàng hóa có đặc tính giống nhất.
Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì
Hộp đựng và bao bì cần tuân theo những quy tắc sau:
- Quy tắc 5a – Hộp, bao, túi và những loại bao bì chứa đựng tương tự: Các loại hộp, bao tương tự, thích hợp có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định. Có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng những sản phẩm này. Quy tắc này không áp dụng với bao bì mang tính chất cơ bản, nôi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.
- Quy tắc 5b – Bao bì: Phân loại bao bì được dùng để đóng gói, chứa đựng hàng hóa, nhập cùng hàng như hộp cartoon, túi niloon,… Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lại.
Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại & so sánh cho đúng
Phân loại hàng hóa vào những phân nhóm của một nhóm cần phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm. Ngoài ra, còn cần phù hợp với chú giải phân nhóm, chú giải chương có liên quan. So sánh cùng cấp độ đối với những sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau.
Các bước tra cứu mã HS code
Để kiểm tra và xác định mã HS code thì người dùng có thể thực hiện theo 2 cách: Tra cứu trên website và thông qua biểu thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể từng cách làm như sau:
Các bước tra cứu mã HS code
Cách 1: Tra cứu trên website
Với cách làm này thì bạn sẽ tra cứu mã HS trên website chính thống, đảm bảo chính xác 100%. Ưu tiên dành cho những người có kinh nghiệm, an hiểu thông tin thực hiện cách này.
- Tra cứu thông qua website chính thức của Hải quan Việt Nam: http://customs.gov.vn/sitepages/Tariff.aspx
- Tra cứu thông qua website tra cứu HS code quốc tế: https://www.exportgenius.in/hs-code
Bạn đọc cần thực hiện tra cứu theo những bước sau:
- Bước 1: Nhập nội dung cần tìm kiếm.
- Bước 2: Xem kết quả tìm kiếm.
- Bước 3: Chọn xem thông tin mã HS Code.
Cách 2: Thông qua biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa
Thông qua file biểu mẫu thuế, bạn đọc có thể sử dụng nhập những từ khóa về hàng hóa liên quan, tìm kiếm và tra cứu các mã HS phù hợp theo mô tả và chùng loại hàng hóa.
FAQs
1. Hệ thống mã HS hoạt động như thế nào?
Hệ thống mã HS chia tất cả các hàng hóa thành: Phần, chương, nhóm, phân nhóm. Với mỗi cấp độ hệ thống, các ghi chú, giải thích, định nghĩa pháp lý và chi tiết tuần tự hàng hóa được dựa trên cấu trúc thống nhất.
- Bộ cấu trúc cùng với ghi chú, quy tắc đi kèm được gọi là danh mục mã HS. Trong Danh mục, Phần là các nhóm Chương được tạo nên để nhóm nhiều loại hàng cùng chủng loại, thành phần, chức năng, ảnh hưởng, mục đích và cách sử dụng với nhau.
- Chương lại là các nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ hơn, cung cấp chi tiết hơn. Mỗ chương được cấp một mã bao gồm hai chữ số từ 01 đến 99 để có thể xác định chương mà từng hàng hóa cụ thể được phân loại vào.
- Nhóm nằm trong Chương là tập hợp các hàng hóa tương tự có liên quan chặt chẽ hơn nữa. Hàng hóa này được xác định bằng hai chữ số từ khoảng 01 đến 100, với 100 được biểu thị bằng 00. Phân nhóm cũng được phân loại tương tự từ 01 đến 00 như vậy.
2. Mã HS code của các nước có giống nhau không?
- Mã HS code gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, còn các số còn lại (Từ 2-6 số) mang tính phân nhóm phụ theo quy định của từng đất nước. Do đó, HS Code của các nước chỉ giống nhau 6 chữ số đầu chứ không giống nhau hoàn toàn.
- Thực tế cho thấy, HS code của Việt Nam có 8 chữ số. Tuy nhiên, một số nước trên thế giới có thể dùng mã HS 10 hoặc 12 chữ số.
Vậy là qua bài viết trên, HPW CARGO đã giải đáp cho bạn mã HS Code là gì, cấu trúc của nó và cách tra cứu đúng cách. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.
>>> Xem thêm: UPC LÀ GÌ? TẤT CẢ NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT