Phí CFS là gì trong xuất nhập khẩu?

Phí CFS là gì? Đây là câu hỏi mà những cá nhân/doanh nghiệp làm trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa cần biết. Trong bài viết này, HPW CARGO sẽ giải đáp cho bạn khái niệm này và các thông tin liên quan đến loại phí này trong xuất nhập khẩu.

 

Phí CFS là gì

 

Phí CFS là gì?

Phí CFS là một loại phí được thu bởi hải quan tại cảng trong hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa từ cảng và kho của CFS. Các hàng hóa bị thu phí này là hàng lẻ, hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa làm thủ tục và hàng hóa để xuất khẩu nhưng cần kiểm tra.

Cụ thể, khi hàng hóa đã được chuyển vào kho CFS và thực hiện nâng, hạ, vận tải và di chuyển ra cảng. Sau đó, hàng sẽ được đóng vào các container khác nhau. Và để thực hiện được tất cả các quy trình trên, các doanh nghiệp có hàng cần gửi sẽ chi trả chi phí này và được gọi là phí CFS.

Phí CFS hiện nay được sử dụng để làm gì?

Trên thực tế, loại thuế này được thu và sử dụng với các mục đích khác nhau. Cụ thể:

Nguồn thu của nhà nước

Việc thu phí CFS tại các cảng quốc tế sẽ tạo nên một nguồn thu lớn, bổ sung vào nguồn ngân sách của nhà nước bên cạnh các loại thuế khác. Bên cạnh đó, nguồn phí này còn được dùng để chi trả cho các hoạt động bảo trì và sửa chữa cảng hải quan hiện nay.

 

Phí CFS sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước

Phí CFS sẽ được bổ sung vào ngân sách nhà nước

Dùng để phân tách và gửi trả hàng hóa

Với chi phí này, các cảng tàu sẽ giúp bạn phân tách sau khi hàng đã đến kho đích và gửi những đơn hàng cho người nhận tại các nước nhập khẩu nhanh chóng hơn.

Chi phí quản lý hàng hóa 

Đối với những doanh nghiệp cung cấp các hàng hóa nhỏ lẻ, không thể gửi đi ngay mà cần chờ ngay tại kho thì rất cần một đơn vị tại cảng có thể bảo vệ và phân bố hàng hoá một cách hợp lý nhất. Lúc này, khoản phí này được sử dụng để duy trì các hoạt động này và chờ đợi cho đến khi gom đủ hàng hoá và chuyển đi.

Mức phí CFS là bao nhiêu? Phí CFS được xác định dựa trên những yếu tố nào?

Hiện nay, mức phí CFS sẽ dao động từ 15-18 USD, nhưng trên thực tế, chi phí này sẽ có thể biến đổi và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như:

 

Mức phí CFS là bao nhiêu

Mức phí CFS là bao nhiêu?

  • Số lượng hàng hóa vận chuyển: Hàng hóa càng nhiều thì mức phí CFS được thu sẽ càng cao.
  • Mùa vụ: Nếu vận chuyển vào các tháng 11, 12 sẽ là thời điểm vận chuyển cao điểm, do đó, vào khoảng thời gian này, mức phí CFS mà tăng hơn so với các thời điểm bình thường khác trong năm.
  • Loại container được sử dụng để vận chuyển: Trên thực tế, có một số loại hàng hoá như trái cây, rau củ quả thì luôn cần một loại phương tiện đặc biệt chứa đựng. Do đó, đây cũng là yếu tố khiến mức phí của CFS cũng tăng lên khi sử dụng các phương tiện này.
  • Quy định của của nước: Phí của CFS tại các quốc gia khác nhau cũng sẽ được quy định không giống nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu trước quy định của từng nước để các hoạt động được diễn nhanh chóng hơn.
  • Loại hàng hoá được vận chuyển: Các loại hàng hoá dễ bị hỏng hoặc các nhóm hàng hoá đặc biệt cũng sẽ cần sử dụng những container làm lạnh riêng. Do đó, mức phí này cũng được tăng lên.

Ai là người trả phí CFS?

Phí CFS thường được các cơ quan hải quan thu từ các đơn vị vận chuyển (forwarder) hoặc các đại lý thu gom hàng lẻ đang thuê dịch vụ kho CFS tại cảng. Do đó, khi thu phí từ khách hàng, các công ty hoặc đại lý thu gom sẽ báo một mức giá chênh lệch để phòng ngừa các tình huống có thể làm ảnh hưởng đến chi phí gửi kho.

Các đơn vị xuất và nhập khẩu (forwarder) sẽ chịu thanh toán chi phí CFS vì đây là những đơn vị đưa hàng và nhập hàng vào kho CFS trước khi hàng được chuyển lên tàu và giao đến kho của người mua.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: FREIGHT FORWARDER LÀ GÌ? VAI TRÒ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

Quy trình thu phí CFS như thế nào?

Quy trình thu phí này sẽ được diễn ra như sau:

 

Quy trình thu phí CFS

Quy trình thu phí của CFS

  • Bước 1: Các nhân viên tại cảng CFS thu phí trực tiếp từ những người giao nhận hàng hay còn gọi là forwarder. Các forwarder sẽ thu lại từ các chủ hàng đã gửi hàng đi trước đó. Mức phí này sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố đã được nêu ra trước đó. Do đó, bạn có thể tìm hiểu kỹ mức phí của các forwarder để có những sự lựa chọn tốt nhất.
  • Bước 2: Sau đó, các bạn sẽ được xác nhận thanh toán để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc gửi hàng và vận chuyển hàng hoá của mình.

Lưu ý về phí CFS

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, đối với những hàng thuộc nhóm LCL (hàng lẻ và cần chờ ghép chúng container) mới phải chịu phí của CFS. Đối với nhóm hàng FCL (chủ hàng thuê nguyên container để chuyển hàng hoá của mình) thì không cần chi trả mức phí này.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của HPW CARGO đã giúp bạn hiểu hơn về phí CFS là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu? Nếu đọc xong bài viết mà bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!

anime({ targets: '.row svg', translateY: 10, autoplay: true, loop: true, easing: 'easeInOutSine', direction: 'alternate' }); anime({ targets: '#zero', translateX: 10, autoplay: true, loop: true, easing: 'easeInOutSine', direction: 'alternate', scale: [{value: 1}, {value: 1.4}, {value: 1, delay: 250}], rotateY: {value: '+=180', delay: 200}, });

Cám ơn!

Bạn đã đăng ký thành công.
Thông tin dữ án sẽ được gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất.