SOC là gì? Nếu bạn đang làm trong ngành xuất nhập khẩu và chưa biết về khái niệm này, hãy đọc bài viết sau của HPW CARGO để tìm câu giải đáp và tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan tới SOC nhé.
SOC là gì?
SOC là viết tắt của “Shipper Owned Container,” trong đó:
- Shipper đề cập đến người gửi hàng hoặc người vận chuyển hàng.
- Container SOC là một loại container thuộc sở hữu của người gửi hàng (shipper), không phải là tài sản của hãng tàu vận chuyển.
Tóm lại, SOC là container thuộc quyền sở hữu của người gửi hàng (shipper), họ có quyền sử dụng nó theo nhu cầu của mình và không cần trả lại cont rỗng cho hãng tàu.
Tại sao lại cần sử dụng SOC?
SOC (Shipper-Owned Container) đã trở thành lựa chọn phổ biến trong việc vận chuyển hàng hóa qua biển, mặc dù có sự xuất hiện của nhiều COC (Carrier-Owned Container) cho thuê bởi những lý do sau:
Phù hợp với đặc thù hàng hóa vận chuyển
Trong một số tình huống, việc mua hẳn một container lại tiết kiệm chi phí hơn việc thuê container. Có lẽ nghe có vẻ lạ, nhưng điều này hoàn toàn có cơ sở.
- Một số loại hàng hóa cần được lưu giữ trong khoảng thời gian dài, thậm chí hàng tháng hoặc hàng năm. Trong trường hợp này, việc thuê container từ hãng tàu có thể dẫn đến các chi phí đóng gói và vận chuyển hàng hóa cao hơn. Ngoài ra, các khoản phụ phí như chi phí lưu container và phí DEM/DET (Demurrage/Detention) khi hàng tàu quá hạn thường khá lớn.
- Giả sử, một lô hàng cần được lưu trữ trong khoảng 100 ngày. Nếu thuê container từ hãng tàu, phải trả phí lưu trú trung bình khoảng 25$/ngày cho mỗi container 20ft, tổng cộng là 2.500$. Trong khi đó, mua một container mới có thể có giá khoảng từ 1.300 đến 2.000$. Do đó, thay vì thuê, nhiều chủ hàng ưa chuộng mua đứt cho riêng mình.
Địa điểm giao hàng có tính nhạy cảm
Các địa điểm giao hàng có tính chất nhạy cảm, như vùng giao nhận đặc biệt hoặc vùng đất đang trong tình trạng bất ổn chính trị, có thể tạo ra rủi ro trong việc lấy được container từ hãng tàu. Trong trường hợp này, sử dụng SOC có thể hạn chế những rủi ro không lấy được container ở những địa điểm như vậy.
Ưu – Nhược điểm của SOC
Để đánh giá được tính tối ưu cũng như có cái nhìn tổng quan về phương thức này, bạn có thể tham khảo các ưu và nhược điểm của nó dưới đây:
Ưu điểm của SOC
Cùng chúng tôi tìm hiểu những điểm nổi bật của phương thức vận chuyển này, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc so sánh, đánh giá với các phương thức vận chuyển khác nhau, từ đó lựa chọn được cho mình phương pháp tối ưu nhất.
Ưu điểm của SOC
- Tiết kiệm chi phí tạm giữ: Một trong những lợi ích rõ rệt nhất của SOC là việc loại bỏ phí tạm giữ. Chủ hàng hóa có quyền sở hữu container và không cần trả lại chúng cho công ty vận chuyển sau khi sử dụng, giúp giảm bớt chi phí và thời gian mất đi trong việc quản lý container rỗng.
- Lưu trữ hàng hóa trong thời gian dài: SOC được sở hữu bởi chủ hàng hóa, cho phép họ sử dụng chúng để lưu trữ hàng hóa trong thời gian dài mà không phải lo lắng về việc trả container, giúp tối ưu hóa việc quản lý và lưu trữ hàng hóa trong chuỗi cung ứng.
- Quản lý tự động: Cho phép các nhà xuất khẩu tự quản lý và bảo trì các container của mình. Phương thức này cung cấp sự linh hoạt cao và kiểm soát toàn diện trong việc quản lý tài sản container. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi tình trạng và vị trí của container của họ, giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển.
- Kiểm soát chất lượng: Khi sử dụng Carrier-Owned Container, người sử dụng có thể gặp phải những container không đủ chất lượng. Trong khi đó, SOC giúp tránh được những trường hợp này, bằng cách chủ hàng hóa có quyền kiểm soát chất lượng của container trước khi sử dụng.
- Bảo vệ hàng hóa đặc biệt: Đối với các loại hàng hóa như vải và sản phẩm khô, không được để bị ướt, việc sử dụng SOC đặc biệt quan trọng. Shipper-Owned Container cho phép bạn tự quản lý và bảo vệ hàng hóa của mình khỏi các tình huống xấu như thời tiết xấu như mưa lớn, bão lụt và tốn kém.
Nhược điểm của SOC
Shipper-Owned Container có nhiều ưu điểm, nhưng cũng đi kèm với một số nhược điểm mà bạn cần xem xét trước khi quyết định sử dụng chúng. Dưới đây là một số hạn chế của việc sử dụng Container SOC:
Nhược điểm của SOC
- Cần phải đầu tư vốn ban đầu: Một trong những nhược điểm nổi bật của SOC là chi phí đầu tư ban đầu bắt buộc. Để sở hữu các container riêng, bạn phải đầu tư một số tiền đáng kể từ ban đầu.
- Tốn kém thời gian quản lý: Khi sử dụng SOC thì người dùng phải quản lý sát sao. Đảm bảo rằng chúng luôn trong tình trạng tốt và sẵn sàng cho việc sử dụng. Do đó, cần có sự đầu tư thời gian và tiền bạc để quản lý cũng như bảo trí.
- Ràng buộc tài sản: Việc sở hữu SOC đồng nghĩa với việc bạn rằng buộc một phần tiền của mình với tài sản này. Nó có thể ảnh hưởng đến dòng tiền của bạn và làm giảm khả năng sử dụng tiền này cho các mục tiêu khác, như mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác.
- Chi phí quản lý: Bạn cũng phải xem xét các chi phí quản lý liên quan đến việc sở hữu container như: Chi phí lưu trữ container rỗng trong kho, chi phí quản lý và bảo trì, chi phí lưu kho và kiểm kê, chi phí nhân công.
>>> Bạn có thể xem thêm: CÁC LOẠI CONTAINER VÀ KÍCH THƯỚC TIÊU CHUẨN CỦA TỪNG LOẠI
Phân biệt về SOC và COC
Bạn đang muốn tìm cách phân biệt giữa SOC và COC? Hiểu rõ sự khác biệt giữa Carrier-Owned Container và Shipper-Owned Container có vai trò quan trọng trong quản lý logistics. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự khác biệt giữa hai loại container này nhé!
Container SOC
- Khác so với phương thức COC, SOC là tài sản của người gửi hàng (shipper). Người nhận hàng (consignee) có quyền sở hữu và khi kéo container về kho riêng của họ mà không cần trả lại cho hãng tàu sau khi dỡ hàng.
- SOC cho phép người gửi hàng và người nhận hàng sử dụng container một cách tự do, mà không cần trả phí DEM/DET cho hãng tàu. Hãng tàu thường không gia hạn freetime cho phí DEM/DET đối với hình thức SOC.
Container COC hay Carrier-Owned Container
COC là tài sản của hãng tàu, cung cấp chúng để vận chuyển hàng hóa và chủ hàng hóa (người gửi) không phải lo lắng về việc sở hữu container.
- Khi hàng đến cảng đích, người nhận hàng phải đến cảng, nhận hàng, sau đó kéo container về kho của họ để dỡ hàng. Container rỗng sau khi đã dỡ hàng xuống phải được trả lại cho hãng tàu.
- Trong thời gian này, có phí DEM (Demurrage) – Phí lưu giữ container trong kho và DET (Detention) – Phí lưu giữ container bên ngoài cảng phải thanh toán.
- Người nhận hàng (consignee) có tùy chọn lưu lại container sau khi sử dụng xong hoặc tái xuất tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Điều này tạo sự linh hoạt trong việc quản lý tài sản container.
Trên đây, HPW CARGO đã giải đáp cho bạn định nghĩa “SOC là gì” trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và những chủ đề liên quan tới nó. Nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn rõ hơn về SOC, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời và chu đáo nhé!