Thủ tục hải quan là điều mà nhiều doanh nghiệp hay cá nhân muốn nhập – xuất khẩu hàng hóa vào trong nước hay ra nước ngoài đều phải nắm rõ. Nếu bạn chưa hiểu rõ về các bước làm thủ tục này, hãy cùng HPW CARGO tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Thủ tục hải quan là gì?
Theo Luật Hải Quan năm 2014 điều 23: “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.”
- Vậy bạn có thể hiểu đây là thủ tục cần thiết để giúp hàng hóa, phương tiện vận tải được phép xuất hoặc nhập khẩu qua biên giới vào một nước nào đó và phân phối tại quốc gia đó một cách hợp pháp.
- Tại Việt Nam, thủ tục xuất nhập khẩu sẽ do cơ quan an ninh hoặc đội biên phòng tại cửa khẩu thực hiện. Ngoài ra, đối với các loại hàng hóa khác nhau, bạn sẽ làm thủ tục thông quan tại chi cục hải quan cửa khẩu (cảng hàng không hoặc sân bay quốc tế) hoặc tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu áp dụng đối với các cảng nội địa.
Mục đích của việc làm thủ tục hải quan
Đối với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thì việc làm thủ tục thông quan là yêu cầu bắt buộc để có thể xuất hàng hoá sang nước ngoài. Much đích của việc này bao gồm:
- Đây là cơ sở để nhà nước dựa vào đó để tính và thu thuế và cũng được xem là mục đích quan trọng nhất. Các loại hàng hoá đều cần được tính thuế để đảm bảo sử ổn định và cân bằng của thị trường.
- Loại thủ tục này cũng giúp các cơ quan quản lý cũng như đảm bảo các loại hàng này không thuộc trong mục cấm được quy định bởi nhà nước. Do đó, các loại hàng như súng, chất kích thích, các loại động vật hoang dã sẽ không có cơ hội được nhập khẩu trái phép theo đường chính ngạch.
Việc làm thủ tục thông quan là cơ sở để nhà nước dựa vào đó để tính và thu thuế và cũng được xem là mục đích quan trọng nhất
Các đối tượng khai hải quan
Theo Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ, những đối tượng sau đây buộc phải khai báo hải quan khi tiến hành nhập hoặc xuất khẩu hàng hoá, bao gồm:
- Các cơ sở cung cấp các dịch vụ chuyển phát nhanh.
- Chủ các loại hàng hoá. Nếu là người nước ngoài và đang vắng mặt tại Việt Nam thì cần có người đại diện làm thay.
- Các chủ phương tiện lái xe vận chuyển hàng hoá xuất hoặc nhập cảnh.
- Người chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ quá cảnh và vận chuyển hàng hoá.
- Các đại lý làm thủ tục đăng ký hải quan.
- Người được uỷ quyền bởi chủ hàng hoá trong trường hợp gửi các quà tặng, hành lý trước và sau chuyến đi…và đã được quy định trong Khoản 3 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP).
Làm thủ tục hải quan ở đâu?
Theo quy định của luật hải quan 2014, quy định tại điều 44 về địa điểm thực hiện tiếp nhận, làm thủ tục được thực hiện tại Cục Hải Quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
Bạn có thể làm thủ tục là tại Cục Hải Quan, trụ sở Chi cục Hải quan
Sau khi làm thủ tục đăng ký hải quan, hàng hoá của bạn sẽ được kiểm tra tại các địa chỉ sau:
- Tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện quốc tế.
- Tại các cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Tại các cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.
- Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm.
- Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
- Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ.
- Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
Quy trình làm thủ tục hải quan
Vậy quy trình làm thủ tục diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay những bước làm thủ tục này được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:
Bước 1: Xác định hàng hóa nhập khẩu
Đầu tiên, bạn cần phải xác định hàng hoá mình sẽ gửi đi xuất khẩu thuộc diện hàng thương mại thông thường hoặc các dạng đặc biệt khác không. Một số loại hàng hoá thường gặp có thể kể đến như:
- Hàng hoá thương mại thông thường: Bao gồm những loại hàng hoá đủ điều kiện làm thủ tục nhập khẩu.
- Hàng trong danh sách cấm: Nếu hàng hoá có tên trong danh sách cấm sẽ buộc phải dừng tất cả các hoạt động. Các mặt hàng này cũng đã được quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
- Hàng hoá thuộc nhóm đặc biệt cần phải xin phép: Đối với mặt hàng này, bạn cần hoàn thành các thủ tục trước khi nhập hàng về cảng nếu không sẽ tốn rất nhiều chi phí về kho chứa, thuê bãi trong thời gian chờ xin phép.
- Hàng hoá cần phải được công nhận hợp chuẩn hợp quy: Tương tự như các mặt hàng cần phải xin phép, với mặt hàng này các doanh nghiệp cần làm các thủ tục công bố hợp quy trước khi nhập cảng. Quy trình này đã được công bố tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
- Hàng hoá cần được tiến hành kiểm nghiệm chuyên ngành: Đây là những mặt hàng cần được các cơ quan kiểm tra đến và lấy mẫu về kiểm tra, sau khi có kết quả sẽ tiến hành các thủ tục còn lại.
Xác định hàng hóa nhập khẩu
Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương
Khi thực hiện khai báo hải quan, bạn sẽ phải ký hợp đồng ngoại thương biểu thị giao dịch mua bán giữa 2 bên. Loại hợp đồng này sẽ có các mục cơ bản như tên hàng hoá, số lượng, trọng lượng…và sẽ có mặt ở tất cả các bộ hồ sơ khi làm thủ tục thông quan.
Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá
Khi làm thủ tục hải quan, bạn cũng cần chuẩn bị những loại giấy tờ cơ bản sau:
- Hợp đồng thương mại.
- Vận đơn lô hàng.
- Hoá đơn thương mại.
- Phiếu đóng gói hàng hoá.
- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng.
- Các giấy tờ liên quan khác.
Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá
Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Đây là bước bắt buộc nếu hàng hoá mà bạn sẽ gửi thuộc nhóm cần được kiểm tra chuyên ngành. Sau khi nhận được giấy báo hàng, bạn cần phải thực hiện kiểm tra để đảm bảo tiêu chuẩn và được xuất đi nhanh chóng.
Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan
- Sau khi giấy báo được gửi tới, các cá nhân và doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan cũng như điền các thông tin đầy đủ. Điều kiện để có thể thực hiện nhanh bước này đó là bạn cần có chữ ký số và đăng ký chữ ký này với Tổng Cục Hải quan Việt Nam.
- Sau khi đã khai xong thông tin, hệ thống sẽ gửi lại những mục mà bạn đã điền. Việc của bạn lúc này đó là kiểm tra liệu rằng thông tin đã đã đúng hay có sai sót gì không trước khi thực hiện bước tiếp theo.
Sau khi giấy báo được gửi tới, các cá nhân và doanh nghiệp cần tiến hành điền tờ khai hải quan
Bước 6: Lấy lệnh giao hàng
Để lấy lệnh này thì trước khi đi đến hãng vận chuyển để nhận lệnh giao hàng, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ gồm các giấy tờ quan trọng sau, bao gồm:
- Bản sao của giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
- Bản sao của vận đơn.
- Vận đơn gốc có đóng dấu của công ty.
- Tiền để đóng phí.
Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Sau khi tờ khai đã được chuyển đi, hàng hóa của bạn sẽ được phân thành 3 luồn rõ ràng:
- Luồng xanh: Doanh nghiệp chỉ cần in tờ khai và đóng thuế đầy đủ là được.
- Luồng vàng: Đơn vị Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng. Lúc này, bạn cần đảm bảo hồ sơ của mình không xảy ra bất cứ sai sót nào để việc thông quan dễ dàng hơn.
- Luồng đỏ: Hàng bị của bạn sẽ bị các cơ quan kiểm tra và quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian cũng như các chi phí có thể phát sinh.
Sau khi tờ khai đã được chuyển đi, hàng hóa của bạn sẽ được phân thành 3 luồng xanh, vàng và đỏ, biểu thị 3 trường hợp khác nhau
Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan
Sau khi tờ khai được thông qua thì bạn cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho lô hàng của mình. Thông thường hiện nay sẽ có 2 loại thuế chính là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là VAT.
Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hóa về kho bảo quản
Đây là bước cuối cùng trong quy trình các bước để làm thủ tục đăng ký hải quan. Để hoàn tất bước này, bạn cần chuẩn bị trước 2 vấn đề về phương tiện vận chuyển hàng cùng với đó là kho bãi chứa và bảo quản hàng.
Trên đây HPW CARGO đã cung cấp cho bạn những thông tin về thủ tục hải quan. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhé! Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này.