Thuế nhập khẩu là gì? Bạn muốn biết về cách tính thuế đối với loại hàng hóa nhập khẩu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, HPW CARGO sẽ giải đáp cùng bạn nhé!
Thuế nhập khẩu là gì?
Theo Wikipedia: “Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu”.
Mục đích của việc thu thuế hàng nhập khẩu là để giúp tăng nguồn thu vào ngân sách của nhà nước, đồng thời làm giảm cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất ở trong nước, giúp cân bằng cán cân thương mại.
Các đối tượng phải chịu thuế nhập khẩu
Theo Điều 2, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các đối tượng phải chịu thuế nhập khẩu bao gồm:
- 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- 2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- 3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
Ai phải nộp thuế nhập khẩu?
Dưới đây là những người phải chịu trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Chủ hàng hóa
Người kinh doanh chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc nộp thuế nhập khẩu là chủ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Để tham gia vào hoạt động kinh doanh này, họ phải đảm bảo rằng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu tuân thủ các giấy phép, quy định của Bộ và các ngành liên quan. Hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn cụ thể và phải được kiểm tra bởi cơ quan có thẩm quyền trước khi được thông quan.
Tổ chức ủy thác nhập khẩu
Chủ hàng hóa nhập khẩu có thể liên hệ cho một tổ chức khác – tổ thức ủy thác nhập khẩu thực hiện công việc này. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng ủy thác giữa hai bên. Tổ chức nhận ủy thác sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định liên quan đến thuế nhập khẩu.
Tổ chức nhận ủy thác sẽ chịu trách nhiệm đóng thuế
Hàng hóa nhập khẩu được mang về thông qua người nhập cảnh
Người xuất cảnh và nhập cảnh mà có hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu hoặc biên giới của Việt Nam cũng phải chịu trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu. Mọi hàng hóa di chuyển qua biên giới của Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định về thuế nhập khẩu. Người thực hiện hành vi này vẫn phải thực hiện nộp thuế, trừ khi thuộc diện không phải nộp thuế.
Người được ủy thác nộp thuế thay
Có một số người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế. Điều này bao gồm đại lý làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh quốc tế, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác hoạt động theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền nộp thuế thay cho người khác cần tuân thủ các quy định tài chính liên quan.
Người được ủy thác nộp thuế thay cũng có thể giúp chủ hàng đóng thuế nhập khẩu
Thuế suất thuế nhập khẩu là bao nhiêu?
Tại Việt Nam, thuế suất thuế nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường, thuế bổ sung. Cụ thể như sau:
Thuế suất ưu đãi
Mức thuế suất ưu đãi áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có mối quan hệ thương mại đặc biệt với Việt Nam. Đây là một cơ chế thương mại quốc tế, nhằm duy trì cân bằng trong thương mại hàng hóa giữa các quốc gia. Bên nộp thuế phải xác định xuất xứ hàng hóa để xác định mức thuế suất ưu đãi. Điều này đồng nghĩa với việc họ chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt
- Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có mối quan hệ thương mại mật thiết với Việt Nam theo các thỏa thuận về khu vực thương mại tự do (FTA).
- Ngoài ra, còn tồn tại các trường hợp ưu đãi đặc biệt khác như trong liên minh thuế quan hoặc thỏa thuận thương mại biên giới. Điều quan trọng là hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện cụ thể đã định và phải có xuất xứ từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tương ứng.
Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có mối quan hệ thương mại mật thiết với Việt Nam
Thuế suất thông thường
- Mức thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp trên.
- Mức thuế suất thông thường có thể cao hơn không quá 70% so với mức thuế suất ưu đãi tương ứng. Điều này nhằm tạo cơ hội cho các ngành công nghiệp trong nước phát triển và cạnh tranh hơn.
Mức thuế suất thông thường có thể cao hơn không quá 70% so với mức thuế suất ưu đãi tương ứng
Thuế bổ sung
Một số hàng hóa nhập khẩu khác còn phải chịu thuế bổ sung. Điều này xảy ra trong trường hợp giá bán của hàng hóa nhập khẩu quá thấp so với giá trong nước, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của sản xuất trong nước. Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có sự phân biệt đối xử cũng có thể phải chịu thuế bổ sung.
Cách tính thuế nhập khẩu
Khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế, việc tính toán thuế nhập khẩu là một bước quan trọng để đảm bảo tuân thủ pháp luật và dự báo chi phí. Dưới đây là cách tính thuế nhập khẩu và những điều cần lưu ý.
Cách tính thuế nhập khẩu như thế nào?
Cách tính thuế đối với các mặt hàng bình thường
Công thức tính thuế nhập khẩu khá đơn giản và có thể được mô tả như sau:
Thuế nhập khẩu (Thuế NK) = Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu * Thuế suất thuế NK
Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT) = (Trị giá tính thuế hàng NK + Thuế NK) * Thuế suất thuế GTGT
Tổng số tiền thuế bạn cần trả cho lô hàng sẽ bao gồm tổng cả thuế nhập khẩu và thuế GTGT:
Tổng tiền thuế = Thuế NK + Thuế GTGT
Cách tính thuế đối với các mặt hàng đặc biệt
Đối với một số mặt hàng nhập khẩu đặc biệt, bạn có thể phải chịu thêm thuế môi trường hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt. Đây là loại thuế gián thu cộng vào giá, áp dụng cho những mặt hàng có tác động xấu đến môi trường hoặc thuộc danh mục quản lý. Để tính toán thuế bổ sung này:
Tổng Thuế = Thuế NK + Thuế TTĐB + Thuế BVMT + Thuế GTGT
Trong đó:
- Thuế TTĐB: Thuế suất thuế TTĐB * (Trị giá tính thuế hàng NK + Thuế NK)
- Thuế BVMT: Thuế suất tuyệt đối thuế BVMT * Lượng hàng
- Thuế GTGT: (Giá tính thuế hàng nhập + Thuế NK + Thuế TTĐB + Thuế BVMT) * Thuế suất thuế GTGT
Lưu ý quan trọng:
Việc tự tính và nộp thuế là trách nhiệm của người nhập khẩu. Khi tra cứu, tính toán, khai báo và nộp thuế, bạn cần cẩn thận và chính xác. Một số phần mềm khai báo hải quan có chức năng giúp bạn tính thuế, tuy nhiên, việc tự tay tính lại là quan trọng để đảm bảo tính chính xác.
Trên đây HPW CARGO đã giải đáp cho bạn “thuế nhập khẩu là gì?“. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, hay khó khăn gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.