Tiểu ngạch là gì? Ưu – Nhược điểm của phương pháp nhập khẩu tiểu ngạch

Tiểu ngạch là gì? Hình thức nhập khẩu này có ưu và nhược điểm gì? Nó khác và giống gì so với nhập khẩu chính ngạch? Tất cả sẽ được HPW CARGO giải đáp trong bài viết này.

 

Tiểu ngạch là gì

 

Tiểu ngạch là gì?

Tiểu ngạch hay còn có tên gọi khác là mậu dịch tiểu ngạch, là một hình thức giao thương quốc tế hợp pháp diễn ra giữa nhân dân hai nước liền kề có chung đường biên giới. Kim ngạch của mỗi giao dịch thường có giá trị nhỏ và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Pháp luật Việt Nam quy định, mỗi giao dịch tiểu ngạch mỗi ngày không quá 2 triệu đồng/người.

  • Các mặt hàng thường được buôn bán qua đường tiểu ngạch là hàng thông dụng như nông sản, quần áo, hàng gia dụng, giày dép,… và chủ yếu là hoa quả. Do đó, kim ngạch buôn bán tiểu ngạch có sự thay đổi theo mùa vụ, thời tiết,…
  • Nhìn chung, phương thức này có thủ tục hải quan đơn giản hơn, thuế nhập khẩu thấp hơn,… Nhưng khi thực hiện mua bán, các cá nhân vẫn phải chịu sự kiểu tra của hải quan về chất lượng hàng hóa, nộp thuế, kiểm dịch vệ sinh,… Tuy nhiên, nhiều người lại lợi dụng phương thức mua bán này để tránh thuế.

 

Tiểu ngạch là gì

Tiểu ngạch là hình thức giao thương hợp pháp giữa hai nước có chung biên giới

Nhập khẩu đường tiểu ngạch là gì?

Theo khái niệm tiểu ngạch nên trên, thì nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức mua bán hàng hóa, thương mại quốc tế giữa công dân 2 quốc gia có chung đường biên giới. Yêu cầu cơ bản cần có để thực hiện nhập khẩu tiểu ngạch là có hộ khẩu thường trú tại vùng tiếp giáp biên giới 2 nước, mặt hàng trao đổi hợp pháp, khai báo hải quan và đóng thuế đầy đủ.

 

nhập khẩu tiểu ngạch là gì

Nhập khẩu tiểu ngạch yêu cầu hàng hóa hợp pháp

Tại Việt Nam, hình thức nhập khẩu tiểu ngạch thường đường diễn ra giữa các tỉnh biển giới của nước ta như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai với các tỉnh biên giới của: Lào, Campuchia và Trung Quốc.

Ưu – Nhược điểm của phương pháp nhập khẩu tiểu ngạch

Nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức thương mại quốc tế được nhiều thương nhân lựa chọn do hình thức này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, nhập khẩu đường tiểu ngạch vẫn còn tồn đọng nhiều nhược điểm mà đơn vị nhập hàng cần nắm rõ để dự toán trước những rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp của mình.

Ưu điểm của nhập khẩu tiểu ngạch

Trong quá trình nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa về nước, đơn vị vận chuyển sẽ gom các loại hàng cùng chất lên xe tải và làm kê khai hàng hóa chung. Do đó, nhập khẩu tiểu ngạch sở hữu những ưu điểm nổi bật như:

  • Thủ tục thông quan nhanh chóng, các giấy tờ chuẩn bị để nộp cho cơ quan hải quan không nhiều, chỉ cần có tờ khai tiểu ngạch và chi phí biên mậu.
  • Có thể nhập khẩu về hàng hóa trong thời gian cực kỳ nhanh mà không cần đợi lâu như vận chuyển qua đường biển hay hàng không.
  • Phù hợp với những đơn vị buôn bán nhỏ lẻ, mới kinh doanh vì có thể nhập hàng với số lượng nhỏ, giá trị thấp.
  • Do được vận chuyển bằng xe tải mà không yêu cầu đóng gói cầu kỳ nên phí vận chuyển và chi phí phát sinh rẻ hơn nhiều so với hình thức nhập khẩu khác.
  • Hàng hóa không cần đi qua các cửa khẩu lớn nên thủ tục khai thuế, biểu phí thuế thấp hơn so với hình thức nhập khẩu khác.

 

Ưu điểm của nhập khẩu tiểu ngạch

Nhập khẩu tiểu ngạch không yêu cầu đóng gói kỹ, thủ tục kê khai hải quan nhanh

Nhược điểm của nhập khẩu tiểu ngạch

Ngoài những ưu điểm trên, mậu dịch tiểu ngạch còn tồn đọng khá nhiều nhược điểm khiến thương nhân dễ gặp những rủi ro lớn khi nhập khẩu và kinh doanh hàng hóa. Những nhược điểm dễ nhận thấy nhất của hình thức này có thể kể đến như:

  • Giá trị giao dịch thấp, chỉ phù hợp với những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, không phù hợp với những nhà bán hàng lớn.
  • Hàng hóa nhập khẩu bị giới hạn, không đa dạng mặt hàng được cấp phép như đối với hình thức chính ngạch.
  • Mặt hàng vận chuyển tiểu ngạch thường không có các giấy tờ quan trọng như hóa đơn thanh toán, chứng nhận xuất xứ, hợp đồng ngoại thương,…
  • Hàng hóa dễ bị thu giữ và kiểm soát bởi cơ quan quản lý do không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có chứng từ, hóa đơn thương mại, đặc biệt là với những đơn hàng thương mại điện tử.
  • Tính ổn định tương đối thấp nên dễ xảy ra tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu gây tắc biên. Các mặt hàng nông sản, hoa quả có nguy cơ bị hư hỏng nếu tồn đọng trong thời gian dài.
  • Đường vận tải tiểu ngạch thường di chuyển qua đường mòn, gập gành khó đi. Do đó, hàng hóa dễ bị hư hỏng, thất lạc.

 

Nhược điểm của nhập khẩu tiểu ngạch

Nhập khẩu tiểu ngạch dễ gây tình trạng tắc biên

  • Do không đi qua những cửa khẩu lớn nên dễ dàng bị đánh tráo, trà trộn hàng kém chất lượng. Trong trường hợp bị cơ quan hải quan kiểm tra sẽ không giải trình được khiến lô hàng bị thu giữ, gây thiệt hại về kinh tế.
  • Hàng hóa dễ xảy ra tranh chấp do không đủ giấy tờ, chứng từ hay không có hợp đồng mua bán. Rất khó để giải quyết vấn đề trong trường hợp xảy ra tranh chấp, người chịu thiệt hại lớn nhất thường là người sở hữu lô hàng.

So sánh nhập khẩu tiểu ngạch và nhập khẩu chính ngạch

Giao thương quốc tế còn có một hình thức khác là nhập khẩu chính ngạch. Các nước có đường biên giới chung với nước ta như: Lào, Trung Quốc, Campuchia,… là những nước có thể thực hiện nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam. Vậy nhập khẩu tiểu ngạch và nhập khẩu chính ngạch có những điểm giống và khác nhau như thế nào? HPW CARGO sẽ tiến hành so sánh hai hình thức để bạn đọc nắm rõ thông tin về chúng hơn.

 

So sánh nhập khẩu tiểu ngạch và nhập khẩu chính ngạch

So sánh điểm giống – khác nhau giữa nhập khẩu tiểu ngạch và nhập khẩu chính ngạch

Giống nhau

Điểm chung của hình thức nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch đều là những hình thức buôn bán, giao thương quốc tế hợp pháp, được sự cho phép của nhà nước. Hai hình thức trên đều diễn ra giữa các nước có chung đường biên giới với Việt Nam. Đồng thời, cả hai hình thức đều cần thông qua cơ quan hải quan và có sự kiểm tra chất lượng hàng hóa của cơ quan hải quan trước khi tiến hành di chuyển vào lãnh thổ nước ta.

Khác nhau

Ngoài những điểm tương đồng nêu trên, hai hình thức nhập khẩu này vẫn có những sự khác biệt rõ ràng. Tham khảo ngay thông tin sau để nắm được sự khác biệt giữa giao thương tiểu ngạch và giao thương chính ngạch:

ĐẶC ĐIỂM NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH NHẬP KHẨU CHÍNH NGẠCH
Hình thức vận chuyển – Do tính mua bán của hàng hóa nên chủ yếu là đường bộ. Thường là giao dịch mua bán giữ cư dân của 2 nước vùng biên giới.
– Sau khi đã mua hàng và xuất trình sẽ được vận chuyển bằng xe tải.
– Hàng hóa thường có giá trị lớn và vận chuyển qua cửa khẩu lớn. Để được thông quan, doanh nghiệp cần đóng nhiều chi phí và thuế.
– Các mặt hàng cần được đóng gói trong container, vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không
Hàng hóa – Thường là hàng hóa giá trị thấp theo quy định của pháp luật.
– Hàng hóa giao thương thường thuộc nhóm mặt hàng tiêu dùng như: Quần áo, thời trang, mỹ phẩm, nông sản,…
– Thường là hàng hóa có chất lượng cao, mang tính quốc tế. Hơn thế, đa số là những mặt hàng nhạy cảm, có thể bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
– Yêu cầu đặc biệt là tất cả hàng hóa nhập khẩu đường chính ngạch cần có giấy tờ rõ ràng để chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Giá trị giao dịch – Thương nhân bị giới hạn số lượng hàng hóa khi nhập. Mỗi lần nhập với số lượng nhỏ, theo quy định của pháp luật.
– Pháp luật Việt Nam quy định giá trị giao dịch mỗi ngày không quá 2 triệu/người.
– Thương nhân không bị giới hạn số lượng hàng hóa. Mỗi cá nhân, đơn vị có thể nhập hàng với số lượng, giá trị của đơn hàng không hạn định.
– Yêu cầu mặt hàng đó phải thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cho phép nhập khẩu vào nước ta.
Thủ tục và thuế – Mức thuế cần đóng dựa trên giấy tờ cung cấp và quyết định thực hiện kiểm tra hàng hóa. Để nhập khẩu tiểu ngạch cần kiểm tra các giấy tờ như:
+ 2 tờ khai hàng hóa HQ7A và HQ7B.
+ Giấy chứng minh cư dân biên giới.
+ Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do UBND tỉnh cấp.
– Mức thuế cần đóng dựa vào loại hàng hóa do quy định của pháp luật. Để lô hàng được thông quan, thương nhân phải chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ sau:
+ Hợp đồng.
+ Hóa đơn thương mại.
+ Quy cách đóng gói với người bán.
+ Bill of Lading.
+ Tờ khai hải quan.
+ LC – Tín dụng thư.
+ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
+ Giấy chứng nhận hàng hóa.
+ Hóa đơn vận chuyển.
+ Chứng nhận kiểm dịch.
– Trong một số trường hợp, lô hàng phải được thực hiện kiểm tra chuyên ngành trước khi tiến hành thông quan.

 

HPW CARGO vừa giải đáp thông tin “Tiểu ngạch là gì?” và những thông tin khác xoay quanh về hình thức nhập khẩu này. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thêm thông tin hữu ích để thực hiện giao thương loại hàng hóa mình mong muốn.

Bạn có thể quan tâm:

anime({ targets: '.row svg', translateY: 10, autoplay: true, loop: true, easing: 'easeInOutSine', direction: 'alternate' }); anime({ targets: '#zero', translateX: 10, autoplay: true, loop: true, easing: 'easeInOutSine', direction: 'alternate', scale: [{value: 1}, {value: 1.4}, {value: 1, delay: 250}], rotateY: {value: '+=180', delay: 200}, });

Cám ơn!

Bạn đã đăng ký thành công.
Thông tin dữ án sẽ được gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất.